Tháng 6/2023, Câu lạc bộ Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) đã kiến nghị Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) báo cáo Bộ TT&TT và Bộ Công an đề xuất xử lý các trang mạng xã hội không phép, hoạt động theo hình thức cho phép các thành viên ẩn danh đăng các thông tin đánh giá doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung chưa được kiểm chứng, bôi nhọ, xúc phạm các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Sau kiến nghị của Hội Truyền thông số Việt Nam, ngày 27/6/2023, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã có văn bản phản hồi cho biết các trang mạng xã hội chuyên đánh giá doanh nghiệp đã bị chặn truy cập. Cụ thể là 3 trang http://reviewcongty.me; http://reviewcongty.net; http://reviewcongty.com đã bị cơ quan chức năng xử lý chặn truy cập.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi bị xử lý chặn truy cập, DCCA tiếp tục nhận được phản ánh của các doanh nghiệp hội viên về việc các trang mạng xã hội nói trên tiếp tục thay đổi tên miền và nhân bản ra thành website có tên miền gần giống tên miền cũ, và tiếp tục hoạt động, đăng tải nhiều thông tin chưa kiểm chứng, xúc phạm, bôi nhọ nhiều doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có các hội viên của DCCA).
Cụ thể, trang mạng xã hội có tên miền: https://reviewcongty.asia/ đã đăng tải toàn bộ nội dung tương tự như các trang đánh giá công ty đã bị đánh sập và tiếp tục cho thành viên đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp.
Sau khi nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên về những sai phạm của các trang web review công ty, vào tháng 3/2024, DCCA tiếp tục gửi văn bản kiến nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đề nghị: “Khẩn cấp lên tiếng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của chủ sở hữu của các trang mạng xã hội nêu trên, cùng các trang mạng xã hội có hành vi tương tự. Xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức vi phạm theo pháp luật để tăng tính răn đe. Đồng thời, kiến nghị Bộ TT&TT tiến hành biện pháp ngăn chặn và thu hồi tên miền của trang web nói trên. Khuyến cáo và kêu gọi các cá nhân, tổ chức không tham gia sử dụng mạng xã hội hoạt động trái pháp luật Việt Nam”.
Sau khi nhận được kiến nghị của DCCA, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp với các cơ quan chứng năng và các nhà mạng để chặn truy cập vào website hoạt động trái phép https://reviewcongty.asia/. Đến thời điểm này, trang web đã trong tình trạng bị chặn truy cập.
Tuy nhiên, qua theo dõi của DCCA, việc ngăn chặn truy cập các trang mạng xã hội trái phép chuyên review, đánh giá công ty chỉ là biện pháp ngắn hạn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị chặn, các nội dung này đã được nhân bản sang các website có tên miền gần giống như cũ. Thậm chí 2 trang có tên miền http://reviewcongty.me; http://reviewcongty.net; đã bị cơ quan chức năng chặn truy cập từ tháng 6/2023, nhưng tới thời điểm ngày 8/5/2024 vẫn trong tình trạng hoạt động bình thường.
“Lãnh đạo một doanh nghiệp truyền thông lớn nhất nhì đã bị bôi nhọ, xúc phạm đời tư từ 3-4 năm nay trên các trang này mà họ không có cách nào xử lý được. Gần đây, rất nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh với DCCA việc công ty rất khó tuyển dụng nhân sự do bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai sự thật trên các trang review công ty”, một lãnh đạo DCCA cho hay.
Theo đại diện DCCA, các website review công ty còn có nhiều bài viết xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các hành vi: Đăng tải nhiều bài viết xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các công ty; Tạo các tin giả, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm danh dự đến nhiều cán bộ, nhân viên dẫn tới việc mâu thuẫn trong nội bộ công ty; Thông tin về các doanh nghiệp, cá nhân chưa được kiểm chứng; Thông tin người dùng không được xác thực…
Các trang mạng xã hội hoạt động trái phép nói trên cho phép người dùng tạo tài khoản là tên các doanh nghiệp và các thành viên có thể viết bài, nhận định, thể hiện quan điểm cá nhân mà không thông qua kiểm duyệt. Các tài khoản đều đăng ẩn danh, không cần đăng ký, không cần xác thực vẫn có thể viết review, bình luận về bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nào.
Một người có thể dùng không hạn chế tài khoản ẩn danh để viết và bình luận. Nội dung phần lớn là tiêu cực, xúc phạm các cá nhân, doanh nghiệp, vi phạm thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức văn hóa của người Việt Nam.
Đại diện VDCA còn cho hay, một số doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này đã phản ánh về tình trạng họ phải chi tiền cho các trang nói trên để được gỡ bài nói xấu về công ty của mình.
Trả lời VietNamNet về phản ánh của VDCA, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho hay, Cục cũng đã đề nghị chặn các trang đánh giá doanh nghiệp này. Nếu có hành vi bắt các doanh nghiệp trả tiền để gỡ tin bài thì có thể chuyển cơ quan điều tra xem xét ở mức độ hình sự. Đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng đề nghị VDCA cung cấp các bằng chứng liên quan đến sai phạm của các trang đánh giá công ty để xem xét các hình thức xử lý thích hợp.
" alt=""/>Nếu đủ bằng chứng sai phạm của trang reviewcongty, sẽ chuyển cơ quan điều tra![]() |
Công tác tháo dỡ diện tích vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực bị cản trở. Ảnh: Quốc Kiên |
Thực hiện chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ phá dỡ diện tích vi phạm nhà 8B Lê Trực, đầu tháng 4/2016, Sở Xây dựng đã tiến hành kiểm tra hiện trạng và đề ra hàng loạt biện pháp đề nghị UBND quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên, Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình tăng cường máy móc, lực lượng giám sát, đảm bảo việc phá dỡ đúng kế hoạch.
Những ngày sau đó, công tác phá dỡ luôn đảm bảo 40 - 60m2/ngày, hàng ngày UBND phường Điện Biên có báo cáo đầy đủ tiến độ gửi UBND quận Ba Đình và Sở Xây dựng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5/2016, công tác phá dỡ công trình nhà 8B Lê Trực không còn đảm bảo tiến độ.
Làm việc với PV Tiền Phong ngày 9/5, ông Đoàn Văn Bằng, Tổ trưởng Thanh tra xây dựng phường Điện Biên và ông Nguyễn Viết Dũng, đại diện UBND phường Điện Biên cho biết, đến thời điểm này mới phá dỡ được gần 400m2 mặt sàn tầng 19.
Giải thích về việc chậm trễ, ông Bằng cho biết, thời gian qua có một số người xưng là người mua nhà 8B Lê Trực đến công trình cản trở, phản đối lực lượng chức năng tiến hành phá dỡ. Cùng lúc, có một số người xưng là cán bộ Cty Cổ phần May Lê Trực cũng có đơn gửi UBND quận và các cơ quan chức năng đề nghị dừng việc cưỡng chế, giữ nguyên hiện trạng công trình, bởi việc này có thể ảnh hưởng đến việc làm của họ.
Theo ông Bằng, UBND phường Điện Biên đã có báo cáo sự việc trên bằng văn bản lên UBND quận Ba Đình và Sở Xây dựng đề nghị hướng dẫn xử lý, đến nay việc phá dỡ vẫn chưa đảm bảo đúng tiến độ.
Trao đổi với phóng viên ngày 9/5, một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã nắm bắt được thông tin có một số người xưng là khách hàng mua nhà 8B đến công trình phản đối, cản trở lực lượng chức năng thực hiện việc phá dỡ diện tích vi phạm.
Nhằm xử lý kiên quyết và đúng theo chỉ đạo, ngày 21/4, Sở Xây dựng đã có văn bản đôn đốc, đề nghị UBND quận Ba Đình tập trung chỉ đạo UBND phường Điện Biên kiên quyết thực hiện Quyết định cưỡng chế số 32/QĐ - UBND, ngày 9/1/2016, của UBND quận Ba Đình. Có biện pháp đảm bảo an toàn cho các đơn vị tham gia phá dỡ, kiên quyết xử lý các cá nhân cản trở thực hiện quyết định cưỡng chế. Đồng thời, yêu cầu nhà thầu phá dỡ đẩy nhanh tiến độ phá dỡ, tăng cường máy móc, nhân lực phá dỡ theo đúng nội dung thống nhất giữa Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình.
“Quan điểm của Sở Xây dựng là xử lý kiên quyết vi phạm đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội. Sở Xây dựng sẽ có văn bản đề nghị UBND quận Ba Đình giám sát chặt chẽ, yêu cầu UBND phường Điện Biên kiên quyết thực hiện Quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-UBND…”, một đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng nói.
TheoTiền phong
Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phá dỡ cao ốc 8B Lê Trực" alt=""/>Nhà 8B Lê Trực: Công tác phá dỡ diện tích vi phạm bị cản trở